Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Về việc viết tắt một số chỉ tiêu và gạch chéo phần còn trống trên hóa đơn

1.     Về việc gạch chéo phần còn trống trên hóa đơn :

Căn cứ Khoản 1b Điều 14 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (có hiệu lực từ ngày 01/07/2013):
 “ Nguyên tắc lập hóa đơn
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ.”
   Từ ngày 01/07/2013 khi lập hóa đơn phần còn trống trên hóa đơn phải được gạch chéo ( gạch chéo từ trái qua phải; gạch ngang từ tiêu thức “ số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ” tiếp nối gạch chéo các tiêu thức “ đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”; gạch ngang từ tiêu thức “ số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ” đến tiêu thức “ thành tiền ” tiếp nối gạch thẳng xuống đến dòng cuối của tiêu thức ), trường hợp phần mềm lập hóa đơn của các Công ty không thực hiện được thì gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ.

 2.     Về việc viết tắt một số chỉ tiêu trên hóa đơn :

Căn cứ Khoản 2b Điều 14 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
 “ Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
…”
Về nguyên tắc khi lập (nhận) hoá đơn tiêu thức tên, địa chỉ của người bán và người mua phải được ghi đầy đủ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Trên thực tế có rất nhiều Công ty có tên và địa chỉ nếu ghi đầy đủ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì không thể ghi hết một dòng trên tờ hóa đơn, hơn nữa việc viết tắt hoặc rút gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”, “Quận” thành “Q”, “Thành phố Hồ Chí Minh” thành “TP.HCM”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách Nhiệm Hữu Hạn” là “TNHH”, “Một thành viên” là “MTV” hoặc “1TV”, “khu công nghiệp” là “KCN”, “sản xuất” là “SX”, …. vẫn xác định được tên, địa chỉ Công ty và để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi lập hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ, thì hóa đơn có viết tắt hoặc rút gọn tên, địa chỉ như trên vẫn được xem là hợp pháp, được sử dụng để kê khai thuế.

Nguồn: http://tphcm.gdt.gov.vn

9 nhận xét:

  1. Câu hỏi 7: Văn phòng đại diện không có chức năng sản xuất, kinh doanh có phải kê khai nộp thuế môn bài hay không?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điểm 1, Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 7/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài thì Văn phòng đại diện không có chức năng sản xuất, kinh doanh không phải nộp thuế môn bài.

    Nguồn: http://tphcm.gdt.gov.vn/

    Trả lờiXóa
  2. Câu hỏi 3: Các cá nhân kinh doanh không thường xuyên khi phát sinh các hoạt động kinh doanh thì đến đội thuế để được cấp hóa đơn lẻ thì có phải nộp thuế môn bài không?
    Trả lời:

    Các cá nhân kinh doanh không thường xuyên thì không phải nộp thuế môn bài. Khi phát sinh các hoạt động kinh doanh thì các cá nhân đến CCT địa phương để được cấp hóa đơn lẻ và nộp thuế GTGT, TNCN theo qui định

    Trả lờiXóa
  3. Câu hỏi 2: Tôi có nhà cho thuê ở Quận 5 đã đóng thuế môn bài cả năm 2011. Đến tháng 3/2011 hết hợp đồng cho thuê. Nay tôi có 1 căn nhà ở quận 1 muốn cho thuê thì tôi có phải đóng thuế Môn bài cho căn nhà cho thuê không?

    Trả lời:

    Căn cứ Thông tư 42/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế môn bài. Trường hợp ông có nhiều nhà cho thuê nằm ở các quận khác nhau thì tại mỗi địa điểm có nhà cho thuê ông phải nộp thuế Môn bài.

    Nguồn: http://tphcm.gdt.gov.vn/

    Trả lờiXóa
  4. Nếu DN bán hàng có tổng giá trị thanh toán trên 200.000 ngàn đồng nhưng khách hàng không lấy hóa đơn, cuối ngày cũng lập bảng kê và xuất 1 hóa đơn theo bảng kê thì có được không? Nếu được, cho DN hỏi có thông tư, nghị định, công văn…nào không?

    Trả lời:

    Căn cứ tiết d, khoản 1, tiết b, d khoản 2 Điều 14; Điều 16, Điều 17 Chương III Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28.9.2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

    “Trường hợp khi bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng có tổng giá thanh toán dưới 200.000 ngàn đồng mỗi lần mà khách hàng không lấy hoá đơn thì Công ty không phải lập hoá đơn (lập bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ và cuối mỗi ngày lập một hoá đơn theo hướng dẫn nêu trên)”.

    Trường hợp khi bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán trên 200.000 ngàn đồng mỗi lần mà khách hàng không lấy hoá đơn thì Công ty vẫn phải lập hoá đơn và ghi rõ “ người mua không lấy hoá đơn”, liên 2 - giao người mua lưu tại cuốn.

    Trả lờiXóa
  5. Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp, Công ty phải đăng ký và sử dụng hóa đơn như thế nào ?

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 25 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ:
    “Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được gửi cùng Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

    Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế”.

    Trường hợp Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu thì Công ty phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010 nêu trên gửi cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chuyển đổi, đồng thời Công ty phải khởi tạo hóa đơn mới và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn để sử dụng theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC.

    Trả lờiXóa
  6. Đối với những hóa đơn đã khai thuế khi phát hiện sai sót (tên hàng hóa, đơn giá, đơn vị tính...) có được làm biên bản điều chỉnh hóa đơn không? Nếu có thì tạo hóa đơn mới phải ghi như thế nào?

    Trả lời:

    Tại khoản 3 Điều 18 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có qui định:

    “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

    Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp đã khai thuế đối với những hóa đơn đã lập sau đó phát hiện sai sót (tên hàng hóa, đơn giá, đơn vị tính...) thì bên bán và bên mua phải lập biên bản văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ tăng, giảm tại các chỉ tiêu sai sót và hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

    Trả lờiXóa
  7. Trường hợp lập hóa đơn không gạch chéo phần bỏ trống hoặc nếu có gạch chéo bằng tay thì hóa đơn này có hợp lệ không ?

    Trả lời:

    Tại tiết b khoản 1 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ có quy định :

    “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá.

    Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có)”.

    Trường hợp Công ty khi bán hàng hóa lập hóa đơn, phải gạch chéo (gạch chéo bằng tay hoặc in bằng máy in) phần bỏ trống theo quy định nêu trên, trường hợp không gạch chéo phần bỏ trống hoặc lập hóa đơn trên máy in kim nhưng gạch chéo phần bỏ trống bằng tay (khác màu mực) thì hóa đơn này được xác định là không hợp pháp, Công ty sẽ bị phạt về hành vi sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định (Điều 33 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ) và người mua không được kê khai thuế theo quy định.

    Trả lờiXóa
  8. Năm 2011 Công ty tạo hóa đơn lần đầu. Sang năm 2012 Công ty tạo tiếp hóa đơn với mẫu cũ thì có đánh lại số thứ tự của hóa đơn bắt đầu là 1 được không ?

    Trả lời:

    - Căn cứ Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ;

    - Căn cứ Khoản 2, Điều 1 Quyết định số 2905/QĐ-BTC ngày 09/11/2010 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ :

    “Tại Điểm 1.3 Phụ lục 1, đã in là :

    “3 ký tự cuối cùng thể hiện năm thông báo phát hành hóa đơn và hình thức hóa đơn.

    Năm thông báo phát hành hóa đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm thống báo phát hành”

    Nay sửa thành :

    “3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hóa đơn và hình thức hóa đơn.

    Năm tạo hóa đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm”.

    Trường hợp Công ty trong năm 2011 đặt in hóa đơn lần đầu tiên (năm tạo hóa đơn: năm 2011) với hai ký tự đầu là AA thì 3 ký tự năm tạo hóa đơn và hình thức hóa đơn là AA/11P. Đến năm 2012 Công ty in tiếp hóa đơn (tạo hóa đơn trong năm 2012 - Ví dụ: AA/12P) thì Công ty phải đánh lại số thứ tự của hóa đơn bắt đầu là số 0000001 theo quy định.

    Trả lờiXóa
  9. Bạn ơi, cho mình hỏi nếu mỉnh gạch ngang sai thì bị xử phạt như thế nào. Mình nhiều lúc gạch ngang đến đơn vị tính, hoặc số lượng, hoặc đơn giá rồi mới gạch chéo xuống. Vậy có ảnh hưởng gì không vậy bạn,hix

    Trả lờiXóa